vo-ffu

Cấu tạo của lớp vỏ FFU - Fan filter Unit

Fan Filter Units là một sản phẩm chủ chốt trong hệ thống gió phòng sạch sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu thép sơn tĩnh hoặc inox 304.

fan filter unti

Hình ảnh cho thiết bị Fan Filter Unit

Fan filter unit với tên viết tắt là FFU, Sản phẩm này ở Việt Nam còn được gọi là hộp lọc khí .

hop-loc-khi-FFU

Hộp lọc khí FFU

FFU là một loại thiết bị dùng để lọc khí phòng sạch.

FFU

FFU

FFU là một trong những sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất trong việc lọc khí phòng sạch.

FFU-lap-dat-tren-tran-nha

FFU có thể được gắn trực tiếp lên trần

FFU có thể được gắn trực tiếp lên trần dạng độc lập hoặc có thể kết hợp với một hệ thống buồng thổi lạnh tạo ra dòng khí thẳng cho các phòng sạch cấp độ cao .

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quá trình sản xuất nước ngọt có ga và lọc khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quá trình sản xuất nước ngọt có ga và lọc khí. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Quá trình sản xuất nước ngọt có ga và lọc khí

Quá trình sản xuất nước ngọt có gas và lọc khí trong quá trình sản xuất nước ngọt là một việc làm tỉ mĩ với nhiều công đoạn và đòi hỏi phải chọn đúng bộ lọc cho từng công đoạn.

Quá trình sản xuất và lọc khí trong phòng sản xuất nước ngọt diễn ra như sau:

Thứ nhất: Chuẩn bị nước cho việc chế biến nước ngọt và lọc khí cho quá trình chế biến
Thứ hai: gia nhiệt nấu
Thứ ba: Phối trộn hương liệu, màu acid điều vị
Thứ tư: Lọc khí và lọc nước
Thứ năm: Bảo hòa CO2 
Thứ sắu: Chiết rót - ghép nắp
Thứ bảy: Xữ lý nhiệt
Thứ 8: In ngày
Thứ 9: Đóng gói sản phẩm.

Bước 1: 

- Chuẩn bị nước. Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan của khu công nghiệp sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước của công ty. sau đó được lọc qua cột lọc bằng cát, than hoạt tính, hạt ion cuối cùng xử lý tia cựa tím rồi qua hệ thống tách RO để tạo thành nước tinh khiết.
 - Chuẩn bị các bộ lọc khí. 
+ Lọc HEPA với cấp lọc thường dùng là lọc HEPA H13 và lọc HEPA H14
+ Hộp HEPA
+ Túi Lọc khí
+ Lọc than hoạt tính

Bước 2: Gia nhiệt nấu

Nhiên liệu gồm nước và đường. 
+ Cho nước vào bồn nấu có cánh khuấy bằng motơ điện, sau đó cho đường (RS và DE) vào bồn sao cho lượng nước bằng 5 lần tổng khối lượng đường. Áp suất hơi gia nhiệt được điều chỉnh lên 26 Psi. Nhiệt độ khối dịch đường khoảng 90oC.

+ Nấu trong vòng 2 giờ đến khi dung dịch đạt 90oC, xuất hiện bong bóng sôi và đồng nhất thì thực hiện tiếp công đoạn tiếp theo.

Bước 3: Phối trộn hương liệu, màu acid điều vị

+ Khi nhiệt độ khối syrup đạt 90oC thì tiến hành cho hỗn hợp các phụ gia, màu và acid điều vị vào rồi tiếp tục khuấy cho đồng nhất.
+ Tiếp tục cho nước vào nồi nấu để đạt nhiệt độ khối syrup ở 80oC thì cho hỗn hợp hương liệu vào. Ngừng gia nhiệt, xả van hơi quá nhiệt từ nồi ra ngoài và vẫn tiếp tục khuấy.

Bước 4: Lọc nước và lọc khí

Lọc nước. Syrup được tháo ra khỏi nồi nấu và qua thiết bị lọc màng để loại bỏ các tạp chất có trong syrup.
Lọc khí.  Dùng các bộ lọc HEPA đặt ngay tại đầu cấp khi bên trong trần phòng sản xuất và dùng các hộp HEPA bên ngoài lọc HEPA để kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc. 

Bước 5: Bão hòa CO2

+ Dịch bán thành phẩm sau khi lọc sẽ được chuyển vào các bồn nạp CO2 và thêm nước để đạt thể tích tính toán trước là 1500 lít.
+ Tiến hành hạ nhiệt dung dịch bán thành phẩm trong bồn xuống 0 – 2oC bằng chất tải lạnh MEG chạy trong ống truyền nhiệt được bố trí dạng xoắn bên trong bồn. Ở nhiệt độ này tạo điều kiện thích hợp cho CO2 ngậm trong nước nên ta tiến hành nạp khí CO2 vào
+ Sau khi nhiệt độ đạt 0 – 2oC thì tiến hành nạp CO2 từ bình CO2 lỏng.
+ Quá trình hấp thụ CO2 thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ, để hấp thụ CO2 tốt thì phải nạp CO2 từ từ để tạo điều kiện cho sự trao đổi trong và ngoài sẽ giúp cho CO2 hấp thụ đều trong dung dịch.
+ Kết thúc quá trình nạp CO2 ta thu được dung dịch nước ngọt bán thành phẩm.

Bước 6: Chiết rót và ghép nắp

+ Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO2 thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn bị chuyển vào bồn chiết của máy chiết lon.
+ Chiết rót và ghép nắp được thực hiện cùng lúc tại thiết bị chiết rót 2 trong 1.
+ Sau khi ghép nắp, băng chuyền sẽ chuyển lon thành phẩm vào hệ thống xử lý nhiệt tiếp theo trước khi đưa vào khu vực bao gói thành phẩm.

+ Trong khi di chuyển trên băng chuyền thì lon được lật úp để chuẩn bị cho công đoạn in date.

Bước 7:  Xữ lý nhiệt

Lon bán thành phẩm được băng chuyền vận chuyển vào hệ thống xử lý nhiệt (lon nước ngọt từ 1 – 20C sẽ được giải nhiệt lên nhiệt độ thường khoảng 300C.

Bước 8: In ngày

Sau khi xử lý nhiệt xong, sản phẩm được vận chuyển trên băng chuyền qua thiết bị thổi gió thổi bay nước đọng lại ở đáy lon và thiết bị thổi khí nén để làm khô đáy lon.

Sau đó lon đi qua thiết bị in date và được phun date lên đáy lon nhờ thiết bị in phun.

Bước 9: Đóng gói sản phẩm

Các lon sau khi in date được chuyển đến hệ thống bao gói màng co và vào lốc rồi cho vào khay để tạo ra thành phẩm. Tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng mà có các kiểu bao gói sản phẩm là khác nhau như 12 lon/thùng, 24 lon/thùng, 24 lon/khay,…Tiếp theo, xếp các khay/thùng thành phẩm lên balet và chuyển đến khu thành phẩm.

Quá trình sản xuất nước ngọt có gá và lọc khí để cho ra những sản phẩm như hình trên