Có một vài bài viết nói về quy trình sơn tĩnh điện nhưng chưa làm rỏ quy trình sơn tĩnh điện kết hợp với các bộ lọc khí ở bước nào,và có nên dùng các bộ lọc trong quy trình sơn tĩnh điện hay không ? Thì hôm nay bài viết này sẽ chia sẽ thông tin việc dùng bộ lọc cho quy trình sơn tĩnh điện.
Có mấy bước trong quá trình sơn tĩnh điện?
Cả một quá trình sơn tĩnh điện diễn ra trong 5 bước.
Bước 1: Làm sạch buồng phun sơn
Xữ lý buồng phun sơn là việc làm đầu tiên và quan trọng không thể thiếu vì nó ảnh hướng tới một quá trình, buồng sơn cần được sữ dụng
bông lọc khí và các
tấm lọc khí ở những nơi có luống khí ra vào để có thể loại bỏ các bụi bặm và các chất tạp nham để không ảnh hưởng đến sản phẩm sơn
Bước 2: Làm sạch bề mặt của sản phẩm
Không dính dầu mỡ, không rỉ sét, tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loạ... đó là công việc làm sạch bề mặt sản phẩm.
Bước 3: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas. Chúng ta cần lưu ý rằng trong bước 3 chúng ta cần phải sữ dụng
lọc HEPA để có làm sạch khồn khí trong giai đoạn này. Vì sao lại chọn lọc HEPA trong giai đoạn này mà không chọn bộ lọc khác thì bạn vui lòng xem lại bài viết
"Vì sao lọc HEPA Separator chiếm ưu thế ? ".
Bước 4: Sơn sản phẩm
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Buồng phun sơn có 2 loại:
Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm.
Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
|
Quá trình kết hợp lọc khí trong sơn tĩnh điện |
Bước 5: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 độ C – 200 độ C trong 10 phút
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas. Ở bước này chúng ta sữ dụng
lọc HEPA một lần nữa giống như ở bước 3 đã thực hiện.